Những câu hỏi liên quan
_Hahahaha_
Xem chi tiết
senpai
Xem chi tiết
( •_•)>⌐■-■(☞゚ヮ゚)☞
14 tháng 6 2021 lúc 15:42

Tham khảo

 

- Châu Á có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao đồ sộ và nhiều đồng bằng rộng bậc nhất thế giới.

- Các dãy núi chạy theo hai hướng chính: đông - tây hoặc gần đông – tây và bắc – nam hoặc gần bắc – nam làm cho địa hình chia cắt rất phức tạp.

- Các núi và sơn nguyên cao tập trung chủ yếu ở trung tâm. Trên các núi cao có băng hà bao phủ quanh năm.

 
Bình luận (0)
Sun Trần
14 tháng 6 2021 lúc 15:44

Tham khảo 
 

Châu Á có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên đồ sộ và nhiều đồng bằng rộng bậc nhất thế giới.Các dãy núi chạy theo hai hướng chính là Đông – Tây và gần Đông – Tây, Bắc – Nam và gần Bắc – Nam làm cho địa hình bị chia cắt rất phức tạp.Các dãy núi và sơn nguyên cao tập trung chủ yếu ở vùng trung tâm. Trên các núi cao có băng hà phủ quanh năm
Bình luận (1)

Tham khảo:

-Châu Á có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên đồ sộ và nhiều đồng bằng rộng bậc nhất thế giới.

-Các dãy núi chạy theo hai hướng chính là Đông – Tây và gần Đông – Tây, Bắc – Nam và gần Bắc – Nam làm cho địa hình bị chia cắt rất phức tạp.

-Các dãy núi và sơn nguyên cao tập trung chủ yếu ở vùng trung tâm. Trên các núi cao có băng hà phủ quanh năm.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
26 tháng 3 2018 lúc 14:48

- Châu Á có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao đồ sộ và nhiều đồng bằng rộng bậc nhất thế giới.

- Các dãy núi chạy theo hai hướng chính: đông - tây hoặc gần đông – tây và bắc – nam hoặc gần bắc – nam làm cho địa hình chia cắt rất phức tạp.

- Các núi và sơn nguyên cao tập trung chủ yếu ở trung tâm. Trên các núi cao có băng hà bao phủ quanh năm.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
19 tháng 9 2023 lúc 10:53

- Đặc điểm địa hình châu Á: phân hóa đa dạng.

+ Núi, cao nguyên và sơn nguyên chiếm ¾ diện tích châu lục, phần lớn tập trung ở khu vực trung tâm. Các dãy núi chạy theo hai hướng chính là bắc – nam và đông – tây.

+ Các đồng bằng châu thổ rộng lớn phân bố chủ yếu ở phía đông và nam.

+ Địa hình ven biển và hải đảo bị chia cắt mạnh tạo thành các vũng, vịnh….

- Đặc điểm khoáng sản châu Á: 

+ Tài nguyên khoáng sản đa dạng, phong phú.

+ Một số khoáng sản có trữ lượng lớn như: than, dầu mỏ, khí đốt, sắt, thiếc, crom, man-gan,…

- Ý nghĩa của đặc điểm địa hình và khoáng sản đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên ở châu Á:

+ Tạo điều kiện cho châu Á phát triển nhiều ngành kinh tế.

+ Cần hạn chế các tác động tiêu cực làm biến đổi địa hình, ô nhiễm môi trường,...

Bình luận (0)
Hồ Công Đạt
Xem chi tiết
Hồ Công Đạt
15 tháng 11 2021 lúc 12:10

Ai giúp e với ạ gianroi

 

Bình luận (0)
Đào Tùng Dương
15 tháng 11 2021 lúc 13:10

1.

- Đặc điểm về vị trí địa lí, kích thước lãnh thổ châu Á:

+ Vị trí địa lí: châu Á là một bộ phân của lục địa Á – Âu, nằm kéo dài từ vùng cực bắc đến vùng Xích đạo, tiếp giáp với châu Âu, châu Phi và các đại dương Thái bình Dương, Bắc Băng Dương, Ấn Độ Dương.

+ Kích thước lãnh thổ: là châu lục rộng lớn nhất thế giới với diện tích 44, 4 triệu km2 (kể cả các đảo)

2.

* Khí hậu châu á phân hóa thành 5đới khí hậu khác nhau theo chiều từ Bắc xuống Nam(Cụ thể là từ cực Bắc đến xích đạo) 
-Đới khí hậu cực và cận cực 
-Đới khí hậu ôn đới 
-Đới khí hậu cận nhiệt 
-Đới khí hậu nhiệt đới 
-Đới khí hậu xích đạo 
*Khí hậu châu á phân bố thành 11 kiểu khí. Những chủ yếu là khí hậu gió mùa và khí hậu lục địa. 
-Khí hậu gió mùa: 
+Gió mùa nhiệt đới(Nam Á,ĐNÁ) 
+Gió mùa cận nhiệt đới và ôn đới(Đông á) 
-Khí hậu lục địa phân bố ở vùng nội địa và khu vực Tây á. 
*** Giải thích: 
-Do vị trí địa lí, địa hình lãnh thổ rộng lớn,các dãy núi và sơn nguyên cao ngăn cản sự xâm nhập của biển vào sâu trong nội địa

Bình luận (1)
Minh Lệ
Xem chi tiết

– Các khu vực địa hình chính ở châu Á:

+ Trung tâm là núi cao, đồ sộ và hiểm trở nhất thế giới.

+ Phía bắc là đồng bằng và cao nguyên thấp, bằng phẳng.

+ Phía đông thấp dần về phía biển, gồm núi, cao nguyên và đồng bằng ven biển.

+ Phía nam và tây nam gồm các dãy núi trẻ, sơn nguyên và đồng bằng xen kẽ.

– Ý nghĩa:

+ Các vùng núi cao, hiểm trở chiếm tỉ lệ lớn gây khó khăn cho giao thông, sản xuất và đời sống. Ở những khu vực này cũng có thể có hiện tượng sạt lở, xói mòn gây thiệt hại cho con người và tài sản.

+ Các cao nguyên và đồng bằng thuận lợi hơn cho sản xuất. Cao nguyên có thể chăn nuôi gia súc, trồng cây công nghiệp. Đồng bằng trồng cây lương thực, nuôi thuỷ sản.

Bình luận (0)
Đỗ Thanh Huyền
Xem chi tiết
Huy Giang Pham Huy
7 tháng 12 2016 lúc 22:57

- Đặc điểm vị trí địa lí: Châu Á tiếp giáp với hai châu lục lớn là châu Au và châu Phi, tiếp giáp với ba đại dương là Thái Bình Dương, An Độ Dương và Bắc Băng Dương. - Về kích thước: + Phần đất liền: diểm cực Bắc là 77°44' B, diêm cực Nam là 1°16'B. + Châu Á là châu lục rộng nhất thế giới. Diện tích phần đất liền khoảng 41,5 triệu km2, nếu tính cả diện tích các đạo phụ thuộc thì rộng khoảng 44,4 triệu km2; chiều dài từ bắc đến nam là 8500 km, chiều rộng từ tây sang đông nơi lãnh thổ rộng nhất là 9200 km. - Ý nghĩa của vị trí và kích thước tới khí hậu: Do lãnh thổ trài dài từ vùng cực Bắc tới Xích đạo làm cho lượng bức xạ mặt trời phân bố không đều nên châu Á có nhiều đới khí hậu. Lãnh thô rộng lớn, ảnh hường của biển và bức chắn địa hình của các dãy núi, sơn nguyên đã làm cho khí hậu châu Á có sự phân hoá.
 

 

 

- Châu Á có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao đồ sộ và có nhiều dồng bằng rộng.

- Các dãy núi chạy theo hai hướng chính: dông - tây hoặc gần đông - tây và bắc - nam hoặc gần bắc - nam làm địa hình bị chia cắt phức tạp.

- Các núi và sơn nguyên tập trung chủ yếu ở vùng trung tâm.

 

 

- Khoáng săn rất phong phú và có trữ lượng lớn. Nhiều khoáng sân quan trọng như dầu mỏ, khí đốt, than, sắt, crôm, đổng, thiếc,...

 

Bình luận (2)
Tờ Gờ Mờ
28 tháng 8 2017 lúc 11:51

- Đặc điểm về vị trí địa lí, kích thước lãnh thổ châu Á :

+ Vị trí địa lí : Châu Á là một bộ phận của lục địa Á – Âu, nằm kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo, tiếp giáp với châu Âu, châu Phi và các đại dương Thái Bình Dương, Băc Băng Dương và Ấn Độ Dương.

+ Kích thước lãnh thổ : là châu lục rộng lớn nhất với diện tích 44,4 triệu km2 (kể cả các đảo).

- Ý nghĩa của chúng đối với khí hậu :

+ Vị trí kéo dài từ vùng cực Bắc xuống vùng xích đạo làm cho lượng bức xạ mặt trời phân bố không đều, hình thành các đới khí hậu thay đổi từ bắc xuống nam.

+ Kích thước lãnh thổ rộng lớn làm cho khí hậu phân hóa thành các kiểu khác nhau : Khí hậu ẩm ở gần biển và khí hậu khô hạn ở vùng lục địa.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết

- Đặc điểm vị trí địa lí châu Á:

+ Trên đất liền lãnh thổ kéo dài từ vùng cận cực Bắc tới Xích đạo, một số đảo và quần đảo kéo dài tới vĩ tuyến 10⁰N

+ Tiếp giáp:

Phía tây giáp châu Âu;

Phía tây nam giáp châu Phi qua eo đất Xuy-ê;

Phía bắc giáp Bắc Băng Dương;

Phía đông giáp Thái Bình Dương;

Phía nam giáo Ấn Độ Dương.

- Đặc điểm hình dạng, kích thước châu Á:

+ Hình dạng: dạng hình khối rộng lớn, bờ biển bị chia cắt mạnh, có nhiều bán đảo, vịnh biển…

+ Kích thước: rộng lớn nhất thế giới với diện tích đất liền là 41,5 triệu km2, tính cả các đảo thì diện tích khoảng 44 triệu km2.

Bình luận (0)
Pham Minh Tue
19 tháng 1 2023 lúc 21:48

-Đặc điểm vị trí Châu Á:

 +Thuộc bộ phận Á-Âu.

 +Kéo dài từ vùng Cực Bắc đến vùng Xích Đạo,Tiếp nối 2 châu lục:Châu Âu và Châu Phi;3 biển:Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương.

=>Là Châu lục lớn nhất thế giới.

-Hình dạng và kích thước:

 +Châu Á có dạng hình khối rõ rệt.

 +Châu lục có diện tích lớn nhất thế giới (44,4 triệu km2 - kể cả các đảo).

Bình luận (0)
Trương Việt Bình
Xem chi tiết
cong chua gia bang
1 tháng 3 2016 lúc 15:15

Quá trình phát triển lâu dài của đại lục Á-Âu nói chung và châu Á nói riêng cùng với cấu trúc địa chất phức tạp làm cho địa hình của châu Á rất đa dạng. Một số đặc điểm chính của địa hình châu Á là: 
* Bề mặt bị chia cắt thẳng đứng rất mạnh 
Địa hình châu Á 
Trên lãnh thổ châu Á có đầy đủ các dạng địa hình khác nhau: các núi và sơn nguyên cao, các cao nguyên và đồng bằng rộng lớn với nhiều nguồn gốc, kiểu loại khác nhau, các thung lũng rộng và bồn địa kín. Tất cả các dạng địa hình đó nằm xen kẽ với nhau làm cho bề mặt địa hình châu lục bị chia cắt rất mạnh. 

Các hệ thống núi trung bình và cao phân bố rải khắp châu lục như các dãy Đại Hưng An, Altai, Tần Lĩnh, Thiên Sơn, Côn Lôn, Himalaya cao trung bình 5.000-6.000 m, trong đó dãy núi Pamir cao hơn 7.000 m được xem là nóc nhà thế giới và đỉnh Everest cao 8.848 m là đỉnh núi cao nhất thế giới. 
Bên cạnh các hệ thống núi cao có các đồng bằng thấp, rộng lớn và bằng phẳng như Lưỡng Hà, Turan, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam, Ấn-Hằng... 

* Hướng của hệ thống núi 

Các dãy núi của châu Á chạy theo nhiều hướng khác nhau trong đó hai hướng chính là Đông-Tây và Bắc-Nam. 

Hướng Đông-Tây (hoặc gần Đông-Tây) bao gồm các dãy núi chạy dài từ bán đảo Tiểu Á, sơn nguyên Iran đến Himalaya, các hệ thống núi của vùng Trung Á và Nội Á. 
Hướng Bắc-Nam (hoặc gần Bắc-Nam) gồm các dãy núi dọc theo miền Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á như Đông Gaths, Tây Gaths của Ấn Độ, Ural và Kamchatka của Nga, Trường Sơn của Việt Nam... 

*Sự phân bố địa hình 

Sự phân bố các dạng địa hình trên bề mặt châu lục không đồng đều. Các hệ thống núi và sơn nguyên cao nhất đều tập trung ở vùng trung tâm châu lục, tạo thành một vùng núi cao, đồ sộ và hiểm trở nhất thế giới. Từ khối núi Pamir tỏa ra 3 cánh núi chính: 
Cánh Đông Bắc gồm các hệ thống núi nối tiếp nhau: Thiên Sơn, Altai, Sayan cho đến đông bắc Siberi; 
Cánh phía Tây gồm dãy Hindu Kush và hệ thống các núi thuộc sơn nguyên Iran cho đến Tiểu Á và Nam Âu; 
Cánh Đông Nam bao gồm các núi thuộc khối Tây Tạng, Himalaya và Đông Nam Á. 

Ba cánh núi này chia bề mặt châu Á thành ba phần khác nhau: 
Phần Bắc và Tây Bắc với địa hình chủ yếu là đồng bằng, sơn nguyên thấp, rộng và tương đối bằng phẳng như Turan (Trung Á), Tây Siberi và cao nguyên Trung Siberi. Đây là bộ phận được hình thành trên các nền Tiền Cambri và Cổ Sinh, có địa hình thấp dần và mở rộng về phía Bắc. 
Phần Đông gồm các núi và sơn nguyên cao, các cao nguyên, núi trung bình, núi thấp xen với các đồng bằng nhỏ ven bờ. Đây là bộ phận được hình thành trên vùng nền Trung Hoa, các đới uốn nếp Cổ Sinh, Trung Sinh. Tất cả được nâng lên mạnh mẽ vào cuối đại Tân Sinh. Đặc biệt, địa hình của phần phía Đông này có cấu tạo dạng bậc, thấp dần từ nội địa ra phía biển. 
Phần Nam và Tây Nam gồm các hệ thống núi uốn nếp trẻ, các sơn nguyên và các đồng bằng xen kẽ với nhau. Địa hình ở đây bị chia cắt mạnh nhất so với hai bộ phận trên. 
Cấu tạo sơn văn của châu Á như vậy có tác dụng phân chia ảnh hưởng của các đại dương đối với lục địa: phần Bắc chịu ảnh hưởng của Bắc Băng Dương, phần Đông chịu ảnh hưởng của Thái Bình Dương, phần Nam và Tây Nam chịu ảnh hưởng của Ấn Độ Dương và Địa Trung Hải. Tác động của các đại dương có ảnh hưởng quan trọng đến sự hình thành khí hậu, cảnh quan tự nhiên và các hoạt động kinh tế-xã hội của con người.

Bình luận (0)
cong chua gia bang
1 tháng 3 2016 lúc 15:15

Nhiều dãy núi chạy theo hai hướng chính đông – tây và bắc – nam ( Hi-ma-lay-a…) - Sơn nguyên: cao đồ sộ tập trung ở trung tâm ( Tây Tạng…) - Đồng bằng rộng nhất thế giới: Lưỡng Hà, Ấn-Hằng, Tây Xi-bia =>Nhìn chung địa hình chia cắt phức tạp

Bình luận (0)
Đời về cơ bản là buồn......
25 tháng 8 2017 lúc 10:11

Quá trình phát triển lâu dài của đại lục Á-Âu nói chung và châu Á nói riêng cùng với cấu trúc địa chất phức tạp làm cho địa hình của châu Á rất đa dạng. Một số đặc điểm chính của địa hình châu Á là:
* Bề mặt bị chia cắt thẳng đứng rất mạnh
Địa hình châu Á
Trên lãnh thổ châu Á có đầy đủ các dạng địa hình khác nhau: các núi và sơn nguyên cao, các cao nguyên và đồng bằng rộng lớn với nhiều nguồn gốc, kiểu loại khác nhau, các thung lũng rộng và bồn địa kín. Tất cả các dạng địa hình đó nằm xen kẽ với nhau làm cho bề mặt địa hình châu lục bị chia cắt rất mạnh.

Các hệ thống núi trung bình và cao phân bố rải khắp châu lục như các dãy Đại Hưng An, Altai, Tần Lĩnh, Thiên Sơn, Côn Lôn, Himalaya cao trung bình 5.000-6.000 m, trong đó dãy núi Pamir cao hơn 7.000 m được xem là nóc nhà thế giới và đỉnh Everest cao 8.848 m là đỉnh núi cao nhất thế giới.
Bên cạnh các hệ thống núi cao có các đồng bằng thấp, rộng lớn và bằng phẳng như Lưỡng Hà, Turan, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam, Ấn-Hằng...

* Hướng của hệ thống núi

Các dãy núi của châu Á chạy theo nhiều hướng khác nhau trong đó hai hướng chính là Đông-Tây và Bắc-Nam.

Hướng Đông-Tây (hoặc gần Đông-Tây) bao gồm các dãy núi chạy dài từ bán đảo Tiểu Á, sơn nguyên Iran đến Himalaya, các hệ thống núi của vùng Trung Á và Nội Á.
Hướng Bắc-Nam (hoặc gần Bắc-Nam) gồm các dãy núi dọc theo miền Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á như Đông Gaths, Tây Gaths của Ấn Độ, Ural và Kamchatka của Nga, Trường Sơn của Việt Nam...

*Sự phân bố địa hình

Sự phân bố các dạng địa hình trên bề mặt châu lục không đồng đều. Các hệ thống núi và sơn nguyên cao nhất đều tập trung ở vùng trung tâm châu lục, tạo thành một vùng núi cao, đồ sộ và hiểm trở nhất thế giới. Từ khối núi Pamir tỏa ra 3 cánh núi chính:
Cánh Đông Bắc gồm các hệ thống núi nối tiếp nhau: Thiên Sơn, Altai, Sayan cho đến đông bắc Siberi;
Cánh phía Tây gồm dãy Hindu Kush và hệ thống các núi thuộc sơn nguyên Iran cho đến Tiểu Á và Nam Âu;
Cánh Đông Nam bao gồm các núi thuộc khối Tây Tạng, Himalaya và Đông Nam Á.

Ba cánh núi này chia bề mặt châu Á thành ba phần khác nhau:
Phần Bắc và Tây Bắc với địa hình chủ yếu là đồng bằng, sơn nguyên thấp, rộng và tương đối bằng phẳng như Turan (Trung Á), Tây Siberi và cao nguyên Trung Siberi. Đây là bộ phận được hình thành trên các nền Tiền Cambri và Cổ Sinh, có địa hình thấp dần và mở rộng về phía Bắc.
Phần Đông gồm các núi và sơn nguyên cao, các cao nguyên, núi trung bình, núi thấp xen với các đồng bằng nhỏ ven bờ. Đây là bộ phận được hình thành trên vùng nền Trung Hoa, các đới uốn nếp Cổ Sinh, Trung Sinh. Tất cả được nâng lên mạnh mẽ vào cuối đại Tân Sinh. Đặc biệt, địa hình của phần phía Đông này có cấu tạo dạng bậc, thấp dần từ nội địa ra phía biển.
Phần Nam và Tây Nam gồm các hệ thống núi uốn nếp trẻ, các sơn nguyên và các đồng bằng xen kẽ với nhau. Địa hình ở đây bị chia cắt mạnh nhất so với hai bộ phận trên.
Cấu tạo sơn văn của châu Á như vậy có tác dụng phân chia ảnh hưởng của các đại dương đối với lục địa: phần Bắc chịu ảnh hưởng của Bắc Băng Dương, phần Đông chịu ảnh hưởng của Thái Bình Dương, phần Nam và Tây Nam chịu ảnh hưởng của Ấn Độ Dương và Địa Trung Hải. Tác động của các đại dương có ảnh hưởng quan trọng đến sự hình thành khí hậu, cảnh quan tự nhiên và các hoạt động kinh tế-xã hội của con người.

Bình luận (2)